Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
'Biệt đãi' FDI: Việt Nam bỏ "con đẻ", nâng đỡ hàng xóm?
Khi nội lực trong nước không có gì, năng lực cạnh tranh yếu, biệt đãi FDI đương nhiên tính tự chủ và sự ngoại lai sẽ tăng lên. Ông Huỳnh Thế Du Giám đốc Chương trình Thạc sỹ Chính sách công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nêu quan điểm.

 


Ngộ nhận ưu đãi, địa phương chạy đua xuống đáy

 

PV:- Mới đây, tỉnh Bắc Ninh vừa quyết định "biệt đãi" cho Samsung Display Bắc Ninh. Đặt trong bối cảnh, VN không thể phát triển CN hỗ trợ, các DN không tìm thấy từ chiếc ốc vít ở VN, sự "biệt đãi" này liệu có được coi là... sự đánh tiếng rằng, bù vào những điểm yếu nói trên, Việt Nam còn có thể mở rộng hơn những ưu đãi hay không, thưa ông? Ông bình luận như thế nào về điều này?

 

Ông Huỳnh Thế Du: - Theo tôi, lấy những “biệt đãi” để coi như một cách bù đắp cho “điểm yếu” của nền kinh tế, cho thể chế chính sách trong nước là cách tiếp cận không phù hợp. Khi đón dòng vốn FDI, nếu thể chế kinh tế không phù hợp, những chính sách ưu đã không hợp lý sẽ không chọn lọc được những nhà đầu tư thực sự tạo ra các tác động lan tỏa tích cực cho nền kinh tế Việt Nam.

 

Vô hình trung, chính sách ưu đãi hiện tại đa phần lại dành cho những doanh nghiệp FDI có năng lực cạnh tranh không cao, không thể tự đứng trên đôi chân của mình hay những doanh nghiệp tập trung khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm hoặc chuyển rác công nghệ.

 


Ưu đãi quá nhiều cho DN FDI là đang nâng đỡ cho hàng xóm.

 

Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, thuế thấp hay những ưu đãi trước mắt không phải là yếu tố chính để các doanh nghiệp FDI đến đầu tư. Cái họ cần là lợi thế của nước họ sẽ đầu tư vào.

 

Cạnh tranh xuống đáy giữa các địa phương không thể kéo dài và tất cả cùng thiệt. Thực ra, các địa phương hay quốc gia cần thu hút hay giữ ba đối tượng gồm: doanh nghiệp, người giỏi và người giàu và dịch vụ công tốt. Muốn được như vậy thì phải chi tiêu cho các dịch vụ công đúng và đủ và thu hút được những khoản đầu tư hay doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị và hoạt động kinh doanh hiệu quả.

 

Nếu doanh nghiệp ăn nên làm ra thì họ có khả năng đóng thuế nhiều hơn, môi trường kinh doanh và dịch vụ công tốt thu hút được những nhà đầu tư đúng nghĩa. Cái vòng xoáy trôn ốc tích cực tiếp diễn và tất cả cùng khấm khá lên. Đây là điều đã giúp cho các thành phố rất phát triển trở thành hạt nhân của nhiều nước phát triển khác trên thế giới.

 

Bài học từ nhiều nước, điển hình như các nước ở Bắc Âu cho thấy thuế cao đã không làm các doanh nghiệp và người lao động nản lòng vì họ có được các dịch vụ công, môi trường kinh doanh, môi trường sống tốt nên chẳng việc gì phải rời đi nơi khác. Đối với các doanh nghiệp, quan tâm chính của họ là lợi nhuận cuối cùng chứ không phải chi phí cao hay thấp.

 

Nếu có một số ưu đãi ban đầu về đất đai hay thuế suất nào đó, nhưng không giúp doanh nghiệp khai thác được các lợi thế khác để có thể bán được nhiều sản phẩm dịch vụ với giá tốt thì cũng không có ý nghĩa gì.

 

Vấn đề là ở chỗ cách thức ưu đãi FDI hiện nay của VN đang thiên về hướng ưu đãi theo kiểu loại trừ, tức là chỉ một vài trường hợp được hưởng ưu đãi, còn phần đông dân chúng hay cả nền kinh tế Việt Nam không được gì cả. Cách thức ưu đãi cụ thể theo từng trường hợp như hiện hay vô hình trung làm tổn hại đến cả nền kinh tế, nhất là nhìn trên bình diện quốc gia.

 

Đối với các doanh nghiệp đã nhìn thấy tiềm năng của Việt Nam thì kiểu gì họ cũng vào, nhưng không bao giờ họ từ chối ưu đãi vì có lợi cho họ. Tuy nhiên, các ưu đãi có thể đã tạo ra sự ngộ nhận là cần có ưu đãi thì các doanh nghiệp mới vào. Điều này đã tạo ra cuộc chạy đua xuống đáy của các địa phương ở Việt Nam.

 

Năng lực cạnh tranh không dựa vào lao động giá rẻ

 

PV:- Nếu theo ông phân tích các yếu tổ quyết định dòng vốn FDI như ưu đãi về thuế, đất, công nghiệp phụ trợ, nhân công giá rẻ, mức độ cạnh tranh của Việt Nam cụ thể như thế nào? Nếu không thay đổi, nền kinh tế VN sẽ ra sao? Mức độ ảnh hưởng của sự dịch chuyển này với nền kinh tế VN như thế nào?

 

Ông Huỳnh Thế Du: - Nhiều người đang tự hào cho rằng VN có lợi thế lao động giá rẻ và coi đó là một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, hiểu như vậy chưa đúng. Sức cạnh tranh của một quốc gia không nhìn nhận đánh giá bằng yếu tố lao động giá rẻ mà phải là năng suất lao động của nước đó. Lao động được trả lương thấp là do giá trị sản phẩm của một ngày công thấp.

 

Đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế ILO cho thấy, năng suất lao động VN chỉ bằng 1/15 Singapore. Năng suất này là rất thấp. Muốn tăng năng suất lao động, VN phải tập trung, tận dụng những lĩnh vực được coi là lợi thế so sánh; nâng cao chất lượng lao động, đào tạo lao động kỹ thuật cao… đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa.

 

Cách đơn giản nhất để VN phát triển là chỉ cần tìm cách thỏa mãn được hết những yêu cầu của những doanh nghiệp như Samsung, Intel hay Canon... vì các doanh nghiệp dạng này đang khai thác lợi thế và tiềm năng của Việt Nam. Điều này có nghĩa là VN phải có lao động kỹ thuật cao, thể chế chính sách tốt và có những ngành công nghiệp phụ trợ tốt hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp này.

 

Nếu làm được điều này thì nhiều giá trị gia tăng sẽ được tạo ra và Việt Nam sẽ được phần nhiều trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn thế, đây còn là một cơ hội để hình thành các doanh nghiệp mạnh trong nước.

 

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài chỉ nên ưu tiên cho những nhà đầu tư có khả năng tạo ra các tác động lan tỏa tích cực cho cả nhền kinh tế. Hơn thế, các chính sách nên tập trung vào việc tạo ra lợi thế hay “ưu đãi” trên diện rộng thay vì những hỗ trợ cụ thể. Ví dụ, thay vì có một cam kết hỗ trợ tài chính cụ thể nào đó, cần có cam kết hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hay các dịch vụ hỗ trợ mà chúng có thể tốt cho nhiều doanh nghiệp hay cả cụm ngành.

 

Đối với những nhà đầu tư thông thường khác, không nhất thiết phải quá vồn vã, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Thực tế cho thấy, đầu tư cho các khu vực kinh tế trong nước ít rủi ro hơn, ngay khi xảy ra chuyển giá, thất thoát thuế dòng tiền vẫn chạy lòng vòng và rơi vào túi tiền nền kinh tế này. Tuy nhiên, tình trạng trốn thuế, chuyển giá đã được chỉ ra ở những DN FDI, khi đó lợi nhuận họ ôm về nước, VN hứng trọn rác công nghệ, ô nhiễm môi trường.

 

PV:- Khi nền kinh tế đặt kỳ vọng vào FDI, điều gì sẽ xảy ra với các DN nội? Tính tự chủ và sự phụ thuộc ngoại lai có bị mất cân bằng không, tại sao, thưa ông?

 

Ông Huỳnh Thế Du: - Biệt đãi FDI tức là bỏ rơi con ruột đi nâng đỡ hàng xóm. Nguy hiểm hơn, khi nội lực trong nước không có gì, năng lực cạnh tranh yếu đương nhiên tính tự chủ và sự ngoại lai sẽ tăng lên. Làm thế nào để có những doanh nghiệp có tên tuổi của Việt Nam chứ không phải tự hào đi làm thuê cho những tên tuổi lớn trên đất của mình cho dù việc thu hút họ là cần thiết cho những giai đoạn phát triển nhất định nào đó.

 

Cơ hội cho VN còn nằm nguyên phía trước!

 

PV:- Thời hạn mở cửa WTO đang đến rất gần, khi đó sự cạnh tranh sẽ minh bạch và khốc liệt theo đúng luật kinh tế thị trường, không còn cơ chế xin-cho, hàng rào thuế được gỡ bỏ, mạnh được yếu thua do chính thị trường quyết định….Với sức khỏe của nền kinh tế hiện nay, theo ông, phải có thuốc đặc trị nào để nền kinh tế Việt Nam trụ được trong cuộc chơi này?

 

Ông Huỳnh Thế Du: - Hàn Quốc vào những năm 1960 còn ở vị trí bất lợi hơn rất nhiều so với VN bây giờ, nhưng họ đã làm được bằng cách mang thị trường vào cho cạnh tranh với các DN trong nước cùng những chính sách hỗ trợ phù hợp của chính phủ. Cơ hội cho VN còn nằm nguyên phía trước. VN muốn thay đổi, đầu tiên phải tạo được môi trường thuận lợi cho DN tư nhân phát triển. Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay của Việt Nam là cấu trúc thể chế không khuyến khích sáng tạo. Muốn trở nên phát triển, vấn đề này cần phải sửa ngay.

 

PV:- Tái cơ cấu nền kinh tế vẫn đang được kỳ vọng là cơ hội để thay đổi căn bản nền kinh tế Việt Nam, theo đúng nghĩa một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Nhưng với tốc độ và những mục tiêu đã đạt được của công cuộc tái cơ cấu này, ông có lạc quan rằng, việc tái cơ cấu sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam vững vàng đối diện với sự chuyển dịch dòng vốn FDI nói trên (bởi nếu việc này có hoàn thành đúng theo kế hoạch, cũng là lúc các DNVN phải cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa từ nước ngoài)? Vậy có lối thoát nào khác cho nền kinh tế Việt Nam hay di sản để lại cho những thế hệ tiếp theo sẽ là một nền kinh tế đã tự ăn nốt miếng thịt cuối cùng của chính mình?

 

Ông Huỳnh Thế Du: - Cản trở lớn nhất trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay là lợi ích nhóm. Khi thực hiện tái cấu trúc, số đông sẽ được, số ít sẽ mất nhưng quyền lực đang nằm trong tay số ít. Cạnh tranh về quyền lực và sắp xếp nhân sự luôn là vấn đề ở bất kỳ quốc gia nào. Nếu thể chế nào tạo cơ hội cho những người có khả năng làm việc và tạo ra sự hợp tác “bắt buộc” giữa các bên thì nơi đó có cơ hội phát triển.

 

Việt Nam có vẻ như đang quay về con số không, cái gì đào được đã đào, cái gì bán được dường như đã bán hết. Đây là điều không vui. Tuy nhiên, có thể điều này sẽ giúp cho Việt Nam không tiếp tục phải dính vào “lời nguyền tài nguyên”. Thực ra, tài sản lớn nhất của VN là bàn tay và khối óc của hơn 90 triệu dân. Nếu có thể phát huy tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể đi theo con đường thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan – con đường mà đa phần dân chúng được hưởng lợi.

 

PV: Xin cảm ơn ông!
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Kinh tế thế giới: Vẫn rủi ro vì "nặng nợ" (07-10-2014)
    VN nhận "rác" từ TQ: Trình độ kém hay lợi ích nhóm? (06-10-2014)
    Hong Kong rối loạn, Singapore được hưởng lợi? (04-10-2014)
    Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng mạnh (03-10-2014)
    Biểu tình ở Hồng Kông, nỗi lo mới của kinh tế Trung Quốc? (02-10-2014)
    Ấn Độ trỗi dậy sẵn sàng thay Trung Quốc (01-10-2014)
    Ngân hàng BRICS: Liệu có đối trọng được với WB hay IMF? (30-09-2014)
    Kinh tế Anh sau trưng cầu ý dân ở Scotland: Niềm tin quay trở lại (29-09-2014)
    Chiến tranh kinh tế giữa Nga và phương Tây (27-09-2014)
    Myanmar - mảnh đất “vàng” cuối cùng của châu Á (26-09-2014)
    ECB với phiên bản QE đầy chông gai (25-09-2014)
    Tiền đồng Trung Quốc-xu hướng trong tài chính thế giới (24-09-2014)
    Công nghiệp hỗ trợ lẹt đẹt, DN Nhật muốn bỏ Việt Nam (22-09-2014)
    Những nẻo đường “đại gia” (20-09-2014)
    Hai tỷ phú Việt siêu giàu là ai? (19-09-2014)
    Làn sóng dịch chuyển nhân sự khỏi Trung Quốc (18-09-2014)
    Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế vào năm 2016 (17-09-2014)
    IMF và “thách thức” từ vai trò đang lên của RMB (16-09-2014)
    Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào (15-09-2014)
    Người Việt tiêu sang gây nguy hiểm cho nền kinh tế (13-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153105606.